Cô giáo như mẹ hiền

Địa chỉ: Triệu Phong - Quảng Trị
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường TH&THCS Triệu Tài - huyện Triệu Phong khai trương Thư viện thân thiện

    Thời gian qua chương trình Thư viện thân thiện Trường Tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức Room to Read đã được triển khai ở nhiều địa phương trong cả nước. Chương trình nhằm xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh tiểu học, hướng đến mục tiêu giúp các em trở thành người đọc độc lập trong tương lai, là người có kỹ năng đọc và thói quen đọc.

       Nhằm nâng cao chất lượng văn hóa đọc trong trường tiểu học, ngày 15/10/2019, Trường TH&THCS Triệu Tài Khai trương Thư viện thân thiện. Đến dự với buổi khai trương có các thành viên Tổ giám sát hỗ trợ thư viện, về phía tổ chức Room to Read có ông Dương Quốc Tuấn cán bộ cao cấp. Về phía Phòng GD –ĐT Triệu Phong có thầy giáo Lê Hữu Phước – Phó phòng GD-ĐT cùng các thầy giáo chuyên viên phòng GD-ĐT. Về lãnh đạo xã có ông Nguyễn Văn Hùng- Chủ tịch UBND xã Triệu Tài, ông Nguyễn Đức Ký – Chủ tịch MTTQVN xã các ông bà đại diện các ban ngành đoàn thể xã. Đến dự có đại diện cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên thư viện các trường trong toàn huyện. về phía nhà trường có các ông bà trong Ban thường trực Hội cha mẹ học sinh, cán bộ, GV, NV và HS nhà trường.

Thầy giáo Lê Hữu Phước - phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Triệu Phong - Phát biểu chỉ đạo

 

Thầy giáo Mai Văn Ánh phát biểu khai trương Thư viện thân thiện

Hội Cha mẹ học sinh tặng quà nhân buổi khai trương

Sau khi dự tiết đọc tại thư viện, tham quan trường, các đại biểu chia sẻ về công tác xây dựng thư viện Thân thiện theo Mô hình Room to Read. Thư viện được sắp xếp theo hướng mở, thân thiện nhằm khuyến khích học sinh đến với thư viện, tạo điều kiện cho các em tiếp cận sách dễ dàng, phù hợp với sở thích và khả năng đọc. Sách được trưng bày trên kệ, được phân loại theo trình độ đọc và được dán mã màu. Kệ sách được thiết kế phù hợp với chiều cao của học sinh tiểu học và sơn theo từng mã màu tương ứng. Các đồ vật khác như thảm xốp, bàn thấp, vật phẩm giáo dục cũng được trang bị và sắp xếp nhằm tạo ra môi trường đọc thân thiện, cuốn hút học sinh.

Thư viện thân thiện có đủ không gian để học sinh tham gia vào các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm; có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách. Đồng thời, có thời khóa biểu tiết đọc thư viện của tất cả các lớp. Tiết đọc thư viện được triển khai đúng thời khóa biểu. Có lịch mượn trả sách cho tất cả các khối lớp.

Trong tiết đọc thư viện, học sinh được tham gia rất nhiều hoạt động mở rộng: vẽ về nhân vật trong truyện, đóng vai, làm thơ, viết cảm nhận,…

 

Đại biểu và giáo viên dự tiết đọc thư viện

 

Hệ thống hướng dẫn việc quản lý và sử dụng thư viện rõ ràng, có cán bộ thư viện chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được tập huấn kỹ thuật để quản lý thư viện. Điểm khác biệt lớn nhất ở thư viện Thân thiện thể hiện ở đặc điểm về thái độ cán bộ thư viện và giáo viên giúp học sinh tìm sách phù hợp với trình độ đọc, làm mẫu thế nào là đọc tốt/hay và thể hiện sự thích thú khi đọc sách. Học sinh được khuyến khích tham gia vào hoạt động quản lý thư viện

Ngoài ra, thư viện còn được bố trí các góc hoạt động khác nhau như: Góc trò chơi phát triển ngôn ngữ, Góc tra cứu, Góc sáng tạo để khuyến khích học sinh đọc nhiều loại sách khác nhau và phát huy tính sáng tạo của các em.

 Để thư viện các trường tiểu học hoạt động hiệu quả cần tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức; bổ sung các loại sách, báo, tạp chí, băng đĩa; bố trí thư viện theo hướng mở; khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động của thư viện; huy động cộng đồng chung tay xây dựng thư viện; nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động khuyến đọc: Ngày đọc sách gia đình, Kể chuyện theo chủ đề, Thi đọc diễn cảm,…; phát động quyên góp sách báo, đặc biệt là phát triển thói quen đọc sách cho học sinh để nâng cao năng lực ngôn ngữ, khả năng giao tiếp cho các em./.

Đại biểu và cán bộ giáo viên tham quan thư viện

Thực hiện: Võ Xuân - Gv Trường TH- THCS Triệu Tài


Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết